FREQUENTLY ASK QUESTIONS

Những câu hỏi thường gặp cũng như các định nghĩa chuyên môn trong ngành vận tải sẽ được giải đáp và giải thích một cách chi tiết và dễ hiểu tại mục này nhằm đưa tới khách hàng những hiểu biết thêm về các từ ngữ chuyên ngành Logistics và Air Cargo.

CÁCH TÍNH SỐ KHỐI HÀNG HOÁ

Số khối hay còn gọi là CBM trong vận chuyển hàng hóa là gì?
Số khối hay còn gọi thể tích, tiếng anh là Cubic Meter ( CBM ) là 1 đơn vị dùng để đo khối lượng hàng hóa cần vận chuyển trong đường biển và đường hàng không.

Để hiểu rõ hơn về số khối và cách tính số khối Cuocvanchuyen.vn xin hướng dẫn 3 số đo làm nên số khối cũng như cách tính.

Đầu tiên chúng ta cần đo 3 chiều của thùng hàng gồm: chiều dài, chiều rộng, chiều cao. Đơn vị đo có thể là mét (m) hoặc Centimet (cm). Tương ứng với đơn vị đo kích thước là mét hoặc centimet chúng ta sẽ áp dụng công thức tương ứng bên dưới.

Nếu đơn vị đo là mét (m)

Nếu đơn vị đo là centimet (cm)

Cách tính CBM
trong vận chuyển hàng hóa

Số khối ( CBM ) trong vận chuyển đường biển và hàng không đóng vai trò rất quan trọng.

Nó giúp người vận chuyển tính được lượng hàng cần vận chuyển trong một chuyến.

Ngoài ra số khối giúp người vận chuyển sắp xếp vị trí hàng hóa trong container hoặc trong khoang máy bay sao cho ít tốn không gian nhất nhằm chở được nhiều hàng nhất trong một chuyến.

KÍCH THƯỚC HÀNG HÓA vs CÂN NẶNG THỰC TẾ

Cách tính cước vận chuyển hàng hóa khi đã có kích thước hàng và câng nặng.

Trong vận chuyển đường biển.
Chúng ta so sánh giữa số khối ( CBM ) và cân nặng ( Tấn ). Gía trị nào cao hơn sẽ dùng để tính cước vận chuyển hàng lẻ LCL.

Trong vận chuyển đường hàng không.
Đầu tiên chúng ta cần chuyển đổi số khối ( CBM ) ra cân nặng theo kích thước (Kg).

Cân nặng theo kích thước ( Kg) = Số khối (CBM) x 166.67

Sau đó chúng ta so sánh giữa cân nặng theo kích thước ( Kg ) và cân nặng thực tế ( Kg ). Gía trị nào cao hơn sẽ dùng để tính cước vận chuyển đường hàng không.

INCOTERMS 2020

A. Sơ lược về Incoterms 2020
Incoterms ra đời từ năm 1936, là viết tắt của cụm “International Commercial Terms”, nghĩa là các điều khoản thương mại quốc tế.

Incoterms có rất nhiều phiên bản khác nhau, mỗi phiên bản ứng với một thời điểm nhất định của sự phát triển của nền kinh tế thế giới và có tính kế thừa của các phiên bản trước. Từ khi ra đời đến nay, Incoterms đã trải qua 8 lần sửa đổi vào các năm 1953, 1967, 1976, 1980, 1990, 2000, và tới nay là Incoterms 2020 – bản mới nhất của các điều kiện thương mại quốc tế.

Incoterm 2020 vẫn giữ 11 điều kiện như năm 2010 nhưng loại bỏ điều kiện DAT và thay vào điều kiện DPU (giao tại địa điểm đã dỡ hàng xuống), để làm rõ rằng địa điểm đến có thể là bất kỳ nơi nào và không chỉ là “bến”.

B. Phân loại Incoterms 2020
Có nhiều cách để dễ nhận dạng và nhớ được các điều kiện Incoterm. Cước vận chuyển chia sẻ đến bạn một vài cách cơ bản như bên dưới.

I. Phân loại theo nhóm
Chúng ta có nhiều cách phân loại khác nhau. Nhưng để dễ nhớ thì chúng ta sẽ phân theo 4 nhóm:

1. Nhóm E:

EXW (Ex works – giao tại xưởng): Bạn có thể hiểu là bán hàng tại xưởng, nhà máy hay nhà kho. Người bán không cần quan tâm đến các thủ tục khác như hải quan, vận tải,…(tìm hiểu thêm về EXW)

2. Nhóm F:
FCA: Free Carrier (Giao cho người chuyên chở) (tìm hiểu thêm về FCA)

FAS: Free Alongside Ship (Giao dọc mạn tàu) (tìm hiểu thêm về FAS)

FOB: Free On Board (Giao trên tàu) (tìm hiểu thêm về FOB)

F là viết tắt của từ “Free” , có thể hiểu là “không có trách nhiệm” và “không phải chịu chi phí” sau khi hàng đã giao cho người chuyên chở (Carrier) tại nơi quy định; giao hàng dọc mạn tàu (Alongside Ship) và hàng giao trên tàu (On Board) tại cảng bốc hàng theo quy định.

3. Nhóm C:

CFR: Cost And Freight (Tiền hàng và cước phí) (tìm hiểu thêm về CFR)

CIF: Cost, Insurrance and Freight (Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí) (tìm hiểu thêm về CIF)

CPT: Carriage Paid To (Cước phí trả tới) (tìm hiểu thêm về CPT)

CIP: Carriage, Insurance Paid To (Cước phí và bảo hiểm trả tới) (tìm hiểu thêm về CIP)

Có thể hiểu “ C” là viết tắt của “Cost” hoặc “Carriage”, có thể hiểu là vận chuyển từ cảng đi đến cảng dở hàng (bao gồm các chi phí cước vận chuyển, bảo hiểm,…)

4. Nhóm D:
DAP – Delivered At Place (Giao tại nơi đến) (tìm hiểu thêm về DAP)

DPU – Delivered at Place Unloaded (Giao tại địa điểm đã dỡ xuống) (tìm hiểu thêm về DPU)

DDP – Delivered Duty Paid (Giao hàng đã nộp thuế) (tìm hiểu thêm về DDP)

Những điều khoản thuộc nhóm này có “D” là chữ cái đầu tiên. “ D” xuất phát từ “Delivered” thể hiện người bán đã hoàn thành nghĩa vụ gia hàng của mình cho người mua tại điểm đến cuối theo quy định.

*Lưu ý: Incoterm được phân tích trên 3 phương diện:

– Trách nhiệm

– Rủi ro

– Chi phí

Trong mỗi trường hợp xuất/ nhập khẩu hàng thì bên mua làm gì, bên bán cần chuẩn bị gì, thủ tục giấy tờ ra sao, các điều kiện kèm theo.

Trách nhiệm tăng => Rủi ro tăng => Chi phí tăng => Giá tăng => Lợi ích tăng

II. Phân loại theo quyền vận tải và nơi giao hàng
Một lô hàng xuất/ nhập khẩu chúng ta cần quan tâm đến các yếu tố sau:
Địa điểm giao hàng ở đâu? ( Địa điểm giao hàng ở đây là địa điểm mà người bán phải chịu chi phí cho đến khi hàng được giao đến chỗ đó).

Ai là người thuê PTVT nội địa để vận chuyển hàng từ kho người bán đến cảng đi, hoặc từ cảng dỡ hàng đến kho người mua.

Ai làm thủ tục thông quan xuất khẩu/ nhập khẩu.

Ai thuê phương tiện vận tải chặng chính (thuê tàu, máy bay).

Ai bốc hàng lên, ai dỡ hàng xuống khỏi PTVT.

Ai mua bảo hiểu cho lô hàng (nếu có)

NHÓM

QUYỀN VẬN TẢI

NƠI GIAO HÀNG

QUY TẮC

E

Người mua

Cơ sở người bán

EXW

F

Người mua

Cơ sở người bán/ Nơi xuất phát

FCA, FAS, FOB

C

Người bán

Nơi xuất phát

CPT, CIP, CFR, CIF

D

Người bán

Nơi đến

DAT, DAP, DDP

III. Phân loại theo các phương thức vận tải

Áp dụng mọi phương thức vận tải (Anymode)

Áp dụng cho vận tải đường thủy (Water way)

EXW, FCA, CPT, CIP, DPU, DAP, DDP

Đường thủy, đường không, đường bộ, đường sắt, vận tải đa phương thức,…

FAS, FOB, CFR, CIF

Đường biển và đường thủy nội địa

IQ LOGISTICS © All Rights Reserved.2024

Powered by 0989.403.034

IQ LOGISTICS